Đang gửi...

Sức khỏe học đường ảnh hưởng tới tương lai của con bạn như thế nào

Ngày nay do cuộc sống hối hả hơn, mối lo cơm áo gạo tiền nặng nề hơn khiến các bậc phụ huynh không còn nhiều thời gian để ý tới con trẻ.

Trẻ đến tuổi đi học lớp 1 thì ưu tiên hàng đầu của ba mẹ là chọn trường, chọn lớp cho con. Nhà có điều kiện thì học trường quốc tế, trường tư, hoặc trường trái tuyến nhưng chất lượng cao. Nhà không có điều kiện thì cho con học trường đúng tuyến, trường nào cũng được, miễn là được đi học. Điều đó không có gì phải bàn cãi, cái đáng nói ở đây là đối với bé, đi học không có nghĩa chỉ là trường, lớp mà còn những thứ khác tuy âm thầm nhưng ảnh hưởng không hề nhỏ tới việc học của bé, sức khỏe của bé và xa hơn nữa là tương lai của bé. Dưới đây là 4 vấn đề phụ huynh cần lưu ý đặc biệt trong những năm đầu cấp 1 của bé

1. Độ tuổi nào bắt đầu học văn hóa?

Hay nói cách khác, mấy tuổi thì trẻ bắt đầu học chữ, học toán. Thời trước khi tôi đi học mẫu giáo, chỉ ăn với chơi, học múa, học vẽ, học hát. Chấm hết. Và các môn múa vẽ hát này được lồng ghép vào chương trình chính của lớp chứ không phải mất tiền học thêm. Nhưng ngày nay, không rõ từ khi nào, mặc định trẻ vào lớp 1 phải biết chữ, biết cộng trừ. Điều này khiến các bậc phụ huynh có con sắp vào lớp 1 phải chạy đua với trường, bắt con đi học chữ từ khá sớm. Phổ biến là giai đoạn trẻ 5 tuổi, học mẫu giáo lớn.

 

balo chong gu lung

Trẻ mẫu giáo tập tô màu

 

Điều này về mặt khoa học là không đúng đắn. Về mặt xã hội, chủ trương giáo dục của Bộ giáo dục Việt Nam cũng là không đúng. Bởi trẻ mầm non chưa đủ phát triển về tư duy, hình thể để tiếp thu các kiến thức, các hành vi của trẻ tiểu học. Sự phản khoa học biểu hiện ở chỗ tay của trẻ chưa hoàn thiện về cơ nên khi viết sẽ không chuẩn. Quan trọng hơn khi trẻ biết trước sẽ dẫn đến chủ quan khi học chính thức và điều này rất nguy hiểm.

Khoa học là vậy, chủ trương nhà nước cũng là vậy nhưng thực tế có nhiều phụ huynh phản ánh, họ "được" thầy (cô) của con đang học lớp 1 phàn nàn vì con vào lớp mà chưa biết đọc, biết viết, chậm hơn các bạn trong lớp. Đề nghị phụ huynh cho con đi học thêm và thậm chí nếu con không cải thiện, yêu cầu phụ huynh chuyển lớp cho con. Bệnh thành tích từ nhà trường, bệnh thành tích từ chính bố mẹ vô hình chung tạo thành áp lực cho con trẻ phải gánh chịu. Biến con thành cỗ máy học tập, học chính khóa, học phụ đạo, học năng khiếu… Con mất đi tuổi thơ.

2. Học cái gì: Sở thích hay ép buộc?

Thời đại công nghệ 4.0 và sắp tới có khi là 5.0, kinh tế giao thương toàn cầu nên nhu cầu nhân sự về ngoại ngữ, về tin học ngày càng cao. Các bậc phụ huynh dường như nắm bắt được điều đó nên đều muốn con em mình sau khi tốt nghiệp sẽ có đầy đủ hành trang để thuận lợi cho quá trình tìm việc làm. Đó là nghĩ xa. Còn nghĩ gần là phụ huynh muốn con mình phải đứng trong top học sinh giỏi của lớp. Cao hơn nữa là đạt giải của trường, của quận, thành phố, quốc gia để nở mày nở mặt với hàng xóm, bạn bè. Từ đó phụ huynh ra sức đăng ký cho con các khóa học ngoài giờ. Ngoài giờ học chính ở trường, trẻ sẽ phải học thêm toán, văn, ngoại ngữ, tin học…Rồi các môn năng khiếu như múa, vẽ, hát. Các môn thể thao như bóng đá, bóng bàn, bơi lội…Kiến thức, kĩ năng là tốt nhưng phải phù hợp với lứa tuổi, với thời gian sinh hoạt, đặc điểm sinh lý của trẻ. Và hơn hết các lớp học đó phải là nguồn vui, là sự hứng thú với trẻ khi tham gia.

 

trẻ chán nản

Trẻ tâm lý chán nản 

 

Chúng ta với vai trò là cha mẹ chỉ nên tham gia định hướng cho con, không nên áp đặt con theo ý của người lớn cho dù đó là việc học môn gì. Học là cho chính con cái chứ không phải cho cha mẹ. Việc luôn phải học để cha mẹ vui lòng sẽ khiến con chịu áp lực, điều vốn không tốt cho tâm-sinh lý của trẻ. Con trẻ vốn tuổi chơi, tuổi lớn và khám phá nên sẽ có lúc này lúc khác, không thể luôn luôn theo 1 hướng nhất định nào đó như người lớn. Khi phải căng sức ra để tham gia rất nhiều lớp học, phải căng đầu óc để tiếp nhận lượng kiến thức khổng lồ mà tuổi con đáng ra không cần thiết sẽ khiến con căng thẳng, suy giảm sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó áp lực Con ngoan - trò giỏi trong mắt bố mẹ đôi khi sẽ khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, thậm chí tội lỗi ghê gớm nếu không may bị điểm kém, bị rớt Top học sinh giỏi của lớp. Đã có trường hợp học sinh tự tử khi cảm thấy không đáp ứng được kì vọng của cha mẹ trong học tập.

Với các bé tiểu học câu nói Học mà Chơi, Chơi mà Học vẫn chưa hề sai.

3. Cặp sách có phải thứ đáng quan tâm?

Câu trả lời là Rất đáng quan tâm. Với tình hình học tập giáo dục của Việt Nam như hiện nay, một đứa trẻ lớp 1 đã phải học khá nhiều môn học, ngoài học chính khóa lại thêm phụ đạo thì chiếc cặp sách càng trở nên quan trọng.

Gọi là cặp nhưng thực tế ngày nay, hầu hết trẻ đều sử dụng balo đeo vai đằng sau lưng thay vì xách tay như hồi cha mẹ của chúng. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ dùng cặp không đúng tiêu chuẩn. Với trọng lượng của sách vở trẻ mang theo cùng với trọng lượng của bản thân chiếc cặp, cặp sẽ luôn có xu hướng kéo 2 vai của trẻ xuống bởi tác dụng của trọng lực. Trẻ sẽ phải vươn người về phía trước để chống lại trọng lực này, lâu ngày tạo thành tật xấu mà chúng ta hay gọi là gù lưng. Đeo cặp kém chất lượng trên vai cả ngày, năm này qua năm khác cũng có thể dẫn tới nguy cơ đau lưng, nhức mỏi vai, gáy. Nhẹ thì khiến bé sợ tới trường học, nặng thì ảnh hưởng tới sự phát triển hình thể, chiều cao, sức khỏe của trẻ sau này. Chưa kể với những cặp làm bằng chất liệu rẻ tiền, chỉ 1 thời gian ngắn đã rách vải, hư khóa kéo, ngấm nước… rất lãng phí.

 

cặp học sinh

Cặp quá khổ so với trẻ

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều mẫu cặp sách với đặc điểm là khắc phục các vấn đề sức khỏe nêu trên mà chúng ta hay gọi là cặp/balo chống gù. Cặp chống gù phải đảm bảo các yếu tố cơ bản như: trọng lượng nhẹ (trung bình trên dưới 1kg, cá biệt có loại chỉ nặng chưa tới 0,5kg); đệm lưng dày, phân bố 3 điểm trọng yếu là hông và 2 bên vai; quai đeo vai to bản, có lót mút; có quai gài phụ ở trước ngực, hoặc bụng để giảm độ tì của cặp lên 2 vai và tránh xô lắc khi trẻ vận động.

Trong vô vàn các thương hiệu cặp chống gù, Delune (một thương hiệu từ nước Nga) có vẻ được ưa chuộng hơn cả. Đây là thương hiệu có nhiều dòng sản phẩm từ phổ thông tới cao cấp với mức giá dao động từ 550 nghìn tới hơn 1 triệu dành cho cả trẻ tiểu học lẫn cấp 2, cho cả bé trai lẫn bé gái.

Ngoài các tính năng cần thiết của cặp chống gù nêu trên thì Delune còn trang bị cho sản phẩm của họ một số điểm đặc thù riêng như: vải chống thấm nước; dải phản quang phát sáng khi trời tối giúp trẻ an toàn hơn (tính năng khá hay mà không phải hãng nào cũng có); dây và khóa kéo của YKK Nhật Bản bền bỉ; nệm lưng dày nhưng được thiết kế với các khe thoáng khí giúp trẻ đeo cặp lâu mà không bí lưng, không khó chịu…

Xem thêm các mẫu cặp chống gù Delune cho bé gái: TẠI ĐÂY

Xem thêm các mẫu cặp chống gù Delune cho bé trai.: TẠI ĐÂY

4. Tư thế ngồi học quyết định sức khỏe học đường của trẻ?

Một điều có thể dễ dàng nhận thấy hiện nay là tỉ lệ trẻ em đeo kính (kính cận/viễn/loạn) là rất lớn và ngày càng tăng. Lí do từ đâu?

Đầu tiên phải kể đến lí do quan trọng nhưng không xuất phát từ bản thân trẻ mà lại từ chính cha mẹ của trẻ. Đó là để trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá sớm. Tivi, điện thoại, ipad…luôn được mang ra để dụ trẻ ăn, dỗ dành trẻ khi khóc, phần thưởng khi ngoan… Trẻ có thể ngồi hàng giờ trước màn hình tivi hay ipad mà không cần vận động thậm chí không cần ăn. Mắt trẻ đặc biệt là trẻ nhỏ chưa đủ sự phát triển cần thiết, vốn nhạy cảm với ánh sáng từ các thiết bị điện tử này, nên xem lâu dẫn tới mắt phải điều tiết nhiều và không trở về trạng thái chuẩn như khi chưa phải điều tiết được. Từ đó các bệnh về mắt xuất hiện.

tư thế ngồi không đúng

Tư thế ngồi học sai

Nguyên nhân thứ 2 dẫn tới trẻ mắc bệnh về mắt phải đeo kính là tư thế ngồi học không đúng. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh trẻ nằm bò ra sàn nhà, nhoài người ra bàn, tì ngực vào bàn khi viết, khi đọc. Hoặc phụ huynh để trẻ ngồi học ở vị trí thiếu sáng, ngược sáng… Những điều này dẫn tới khoảng cách giữa mắt tới sách/vở của trẻ không phù hợp, mắt cũng phải điều tiết nhiều, gây khô mắt, mỏi mắt, sinh ra các bệnh về mắt như cận, viễn, loạn. Ngoài ra ngồi học không đúng tư thế cũng khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh về cơ, xương như cong vẹo cột sống, mỏi vai gáy, đau cổ tay, đau đầu gối. Vì thế việc trang bị cho trẻ 1 bộ bàn học đúng chuẩn cũng rất cần thiết để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh học đường.

Dưới đây là 1 số quy tắc về tư thế ngồi học của trẻ:

* Bàn ghế cần chắc chắn, cứng cáp, không rung lắc, nghiêng lệch

* Bàn ghế đồng bộ về kích thước, chiều cao so với độ tuổi, hình thể của trẻ. Nên dùng các bộ bàn ghế có khả năng thay đổi chiều cao để có thể sử dụng được lâu dài.

* Không nên tận dụng bàn ghế người lớn cho trẻ nhỏ ngồi vì khi đó chân trẻ sẽ không chạm đất, đầu gối chịu sức nặng của chân trong thời gian dài khiến máu lưu thông kém. Ngoài ra, chân không chạm đất có thể khiến trẻ đung đưa chân, mất tập trung. Ngoài ra ghế cao khiến trẻ lên xuống khó khăn, đôi khi còn nguy hiểm với trẻ, nhất là với những ghế có thể xoay, ghế có bánh xe nhưng không có chế độ khóa bánh khi cần

* Mặt bàn nên nghiêng 1 góc phù hợp tùy theo hoạt động viết, đọc, vẽ của trẻ. Khi mặt bàn nghiêng, đầu trẻ không phải cúi thấp liên tục, mắt có thể nhìn theo phương ngang, tốt cho sức khỏe của mắt, cổ, xương sống.

* Cho trẻ ngồi quay mặt về hướng đèn. Không để đèn ở phía sau lưng, trên đỉnh đầu hay bên tay phải (tay cầm bút) sẽ tạo bóng đổ, che ánh sáng. Tốt nhất nên sử dụng đèn bàn dạng LED có thể điều chỉnh được mức sáng khi cần thiết.

* Do trẻ nhỏ còn hiếu động nên chất liệu mặt bàn cần chọn loại chịu được tác động mạnh, chống bám bẩn, dễ lau chùi, chống nước và đặc biệt chống lóa (phản xạ ánh sáng).

 

Tin khác

Call 0964 179 487
top